Nhà sư sống với hơn 200 tượng Phật cổ


Trong căn phòng vừa là nơi ở, làm việc của mình, Thượng tọa Nghiêm dành hầu hết không gian để trưng bày hơn 200 bức tượng phật cổ mà chính tay mình đi khắp nơi trên thế giới thỉnh về. Việc sưu tầm bắt đầu từ năm 2000.


Bức tượng đồng bỏ trong tủ kính này là tượng đầu tiên thầy thỉnh được và bắt đầu say mê đi khắp nơi tìm tượng Phật. Thầy cho biết có nhiều bức tượng đã có nhiều người đến trả giá nhưng không mua được, thầy lại có duyên để thỉnh về. Tuy nhiên có nhiều bức tượng qua sách vở thầy được biết nhưng chưa tìm được nên đành thuê người vẽ lên tranh để treo trong nhà.


Dù không gian trưng bày rất hẹp nhưng thầy Nghiêm luôn tìm mọi cách để sắp xếp các tượng Phật hướng mặt ra ngoài.


Những bức tượng đồng được thầy sang Campuchia thỉnh về.


Tượng đức Phật đang nằm trên ghế duy nhất chỉ có thời vua Càn Long (Trung Quốc) cho làm, thế kỷ 17-18.


Tượng được chạm khắc tinh xảo trên gỗ hóa thạch nghìn năm.


Một bức tượng hiếm mà thầy Nghiêm sưu tầm được là tượng Phật được làm theo phong cách thời vua Hùng Vương. Dù chưa xác định được chính xác niên đại của tượng, nhưng theo thầy Nghiêm, nếu đúng được làm dưới thời vua Hùng thì đây là một bức tượng hiếm thấy từ trước đến nay.


Tượng gỗ độc đáo được chạm 11 mặt đức Phật.


Thầy Nghiêm còn sưu tầm được rất nhiều tượng Phật Champa và tượng phật đồng quý hiếm. Trong đó có bức tượng phật bằng đồng đen được sơn mạ màu gỗ ra phía ngoài trong giai đoạn lịch sử phong kiến triều Tây Sơn trọng đạo Nho, khắt khe với đạo Phật.


Tượng Đại nhạc Như Lai (Phật đầu tiên của các vị phật) bằng đồng và đặc biệt được bao bọc bởi hào quang bằng đồng, chạm hình rồng cuộn.


Tượng Phật có nguồn gốc từ Đài Loan độc đáo bởi chỉ cần thắp hương trầm ở phía trên, phía dưới sẽ có khói trắng chảy xuống như dòng sữa.


Một bức tượng Phật Đài Loan đặt làm tại Việt Nam thầy Nghiêm may mắn thỉnh được.

Xem bài viết đầy đủ

Comments

Post a Comment

Popular posts from this blog

Cẩm nang du lich Sapa

Lễ hội đèn Trung thu lớn nhất VN

Ba cây cầu dây văng bắc qua sông Mêkong