Posts

Showing posts from October, 2015

Nghệ thuật múa rối Việt Nam

Image
Trước ngày được trở thành một loại hình nghệ thuật sân khấu , nghệ thuật rối dân tộc nằm trong các phường hội dân gian rải rác nơi thôn xóm, hoạt động tuỳ thuộc vào lòng say mê và sự đóng góp công sức, tiền của nghệ nhân và trong sự đùm bọc của bà con làng xã. Mỗi phường hội đều giữ bí truyền nghệ thuật của mình theo kiểu cha truyền con nối và lời thề nguyền. Phong trào rối vì thế phát triển không rộng cả về cơ sở và nghệ thuật, thậm chí nhiều trò hay, máy lạ đã thất truyền khi nghệ nhân xuống mồ ; nhiều sáng tạo nghệ thuật chỉ tồn tại trong từng vùng, vào từng thời gian. Rối nước chủ yếu ở đồng bằng và trung du miền Bắc ; rối dây khoanh trong một số huyện tỉnh biên giới Cao Bằng ; rối bóng chỉ thấy xuất hiện ở Kiên Giang, quân rối Tây Nguyên chưa thoát lý xa lễ "bỏ mả" ; rối tay quẩn quanh trong các chùa vùng Nam Định, Hà Nam, Thái Bình ... Nhân dân Việt Nam từ xa xưa đã biết sử dụng nghệ thuật rối trong các dạng : 1. Rối đồ chơi : Múa rối nước Có thể nói, nghệ thuật rối l

Ngắm bản đồ Việt Nam được trang trí bằng 70 loại gỗ

Image
Tấm bản đồ được trang trí từ gần 70 loại gỗ, cây trên khắp đất nước Việt Nam như dừa, tre, mít... Chiều 29.10, tuy Festival nông nghiệp năm 2015 tổ chức tại Công viên Gia Định (quận Gò Vấp, TP.HCM) đã đến ngày kết thúc (được tổ chức từ 23-29.10) nhưng hàng ngàn người dân vẫn tìm đến để tham quan. Nhiều người không khỏi trầm trồ khi chiêm ngưỡng tấm bản đồ Việt Nam được trang trí từ hàng chục loại gỗ, cây trên khắp đất nước. Tấm bản đồ Việt Nam được trang trí bằng nhiều loại cây, gỗ đủ màu sắc Theo đơn vị trang trí, tấm bản đồ này rộng hơn 1m, dài hơn 2m và được trang trí từ gần 70 loại gỗ, cây trên khắp đất nước Việt Nam như dừa, tre, mít... cùng với 2 nhân công làm việc liên tục trong 2 tuần liền. Ở mỗi tỉnh, thành là một loại gỗ khác nhau. Đặc biệt, các biển đảo của Việt Nam như Trường Sa, Hoàng Sa, Phú Quốc và Côn Đảo thể hiện rõ nét trên bản đồ. Thông qua hiện vật trưng bày, đơn vị tổ chức muốn giới thiệu với người dân trong và ngoài nước các loại gỗ, cây của Việt Nam; đồng thời,

Dấu tích kênh nhà Lê tại Hà Tĩnh

Image
Kênh đào nhà Lê được làm từ thời vua Lê Hoàn vào năm 983, trải qua nhiều thế kỷ, hiện nay một số đoạn kênh tại Hà Tĩnh vẫn còn nguyên vẹn, khung cảnh rất đẹp. Kênh nhà Lê được xây dựng từ thời vua Lê Đại Hành, hoàn thiện từ thời vua Lê Lợi, kéo dài từ Ninh Bình tới Hà Tĩnh. Tại Hà Tĩnh, nơi bắt nguồn kênh nhà Lê nằm ở ngã ba Sông Lam, nối giữa xã Đức Vĩnh (huyện Đức Thọ) và huyện Hưng Nguyên (Nghệ An). Đoạn kênh qua địa phận Hà Tĩnh sâu khoảng 3-5 m, rộng trung bình 10 m, dài hơn 100 km, chảy quanh co qua làng mạc của các huyện Đức Thọ, Hồng Lĩnh, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, thị xã Kỳ Anh rồi đổ ra biển. Thời vua Lê Đại Hành, hệ thống kênh đào cổ này dùng để vận tải quân lương về phía Nam Đại Cồ Việt nhằm mở rộng lãnh thổ phía Nam và phát triển kinh tế nông nghiệp nước nhà. Kênh được xem là tuyến đường thủy nội địa từ kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình), nối liền các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Đến thời Lý, Trần, kênh là đường quân sự để chiến thuyền đi đánh quân xâm lược; tới t

Chàng trai 9x chụp ảnh truyền thông điệp bảo vệ tam giác mạch

Image
"Tôi muốn ngắm những bông hoa tam giác mạch đón nắng Hà Giang không vướng bận túi nilong hoặc vỏ kẹo la liệt dưới đất" là dòng tâm sự của Đỗ Xuân Bút về bộ ảnh của mình. Bộ ảnh mang tên "Bảo vệ tam giác mạch" được hai chàng trai 9x, Đỗ Xuân Bút (Hưng Yên) và Ngọc Quang (Bắc Ninh) thực hiện trong chuyến đi đến Hà Giang vừa qua. Bút cho biết ban đầu nhóm chỉ có kế hoạch lên Hà Giang để chụp hoa tam giác mạch, nhưng khi đi trên đường thấy nhiều rác ở suối, vỏ kẹo ở vườn hoa nên nảy ra ý tưởng chụp bộ ảnh này. Theo chàng trai sinh năm 1992, bộ ảnh nhằm giúp dân phượt và du khách nâng cao ý thức hơn trong việc bảo vệ và giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên của cao nguyên đá. "Tôi muốn trông thấy hoa tam giác mạch nở, cho hạt và làm lương thực giúp người dân tộc qua cơn đói, chứ không muốn trông thấy những cây hoa bị nát bởi vết giày của người miền xuôi", anh viết. Sau khi đăng tải, bộ ảnh đã nhanh chóng được chia sẻ trên mạng. Bên cạnh những ý kiến đóng

Mùa hoa cúc dại nhuộm vàng cao nguyên đá

Image
Những vạt cúc dại nhiều màu sắc ven đường làm nên một nét đẹp khác lạ cho mùa thu trên cao nguyên đá Hà Giang. Cứ vào độ tháng 10, 11 những dải hoa lại mọc um tùm xen kẽ giữa các phiến đá tai mèo. Loài hoa này còn được biết đến với tên gọi hoa cúc cam. Hoa màu cam đặc trưng rẻo cao, mọc thành bụi, cánh mỏng manh đung đưa trong gió. Vì mọc dại ven đường nên lưu ý khi chụp hình cỏ may có thể bám đầy áo quần. Bạn nên đi xe máy thay vì ô tô để trải nghiệm trọn vẹn hơn. Việc đi xe máy đôi khi tạo cảm giác thích thú, bắt kịp những khung cảnh đẹp lạ, ngoài ra có thể dừng nghỉ tùy ý nếu muốn để tận hưởng không khí. Từ Phó Cáo, Phó Bảng, lên thị trấn Đồng Văn, dưới chân đèo Mã Pí Lèng, đến đường về Mèo Vạc, Sơn Vĩ, Khau Vai, bạn sẽ bắt gặp hàng loạt vạt hoa cúc dại nở bung. Các bạn trẻ đi phượt thích thú chụp hình, khoe sắc cùng hoa trong màu áo cờ đỏ sao vàng, hoặc những bộ váy xinh xắn. Trong khung cảnh hùng vĩ nhưng không kém phần thơ mộng, bạn có thể thỏa sức sáng tạo nhữn

Kiến trúc độc đáo của tháp cổ ở Tây Ninh

Image
Giữa cái nắng gay gắt, khi đến tháp cổ Bình Thạnh, bạn sẽ cảm thấy một không gian yên bình với khung cảnh làng quê mộc mạc, trong lành. Tháp cổ Bình Thạnh tọa lạc trên gò đất cao giữa một cánh đồng lúa tại xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Tháp xây bằng gạch nung thuộc nền văn hóa Óc Eo nổi bật giữa những hàng cây, xung quanh đường dẫn vào là cánh đồng lúa, một không gian yên tĩnh thanh bình. Biểu tượng Linga và Yoni trong tháp Bình Thạnh. Kiến trúc bên trong tháp (ảnh chụp ngược từ dưới lên). Hình ảnh chạm khắc trên tháp bằng đất nung. Đây là kiến trúc tháp cổ quý hiếm, là một trong hai công trình còn lại ở Nam Bộ, tiêu biểu cho nền văn hóa Óc Eo niên đại xây dựng khoảng thế kỷ VIII - IX. Công trình được người xưa xây dựng để thờ những vị thần mà họ tôn kính. Hệ thống đền tháp ở Tây Ninh chứng minh nơi đây là địa bàn phát triển và nối tiếp từ văn hóa Đồng Nai đến văn minh Óc Eo cho tới khi người Việt đặt chân đến vào thế kỷ 17. Tháp được công nhận là