Posts

Showing posts from 2011

Bụi hương cuối năm

Image
Miền Bắc mấy tháng qua triền miên rét, trời chìm trong âm u. Sau đợt không khí lạnh tăng cường, trời hửng nắng là điều kiện lý tưởng để người làm hương ở xã Bảo Khê, thành phố Hưng Yên, tăng hết công suất để phục vụ thị trường tết. Để có những lô hương xuất xưởng, cả xã Bảo Khê ngập ngụa trong bụi để có thêm một hy vọng có cái tết Nhâm Thìn thịnh soạn.   Do trong thời gian dài không có nắng, đàn ông trong xã đã bỏ ra Hà Nội làm thuê để kiếm thêm thu nhập. Khi nắng lên bất ngờ thì đàn bà trong xã cũng phải đảm nhiệm công việc nặng nhọc là làm bột hương. Vợ chồng ông Bình tất bật chuẩn bị bột hương để sản xuất. Hầu hết các công đoạn từ pha chế thuốc, xe, nén đều bằng phương pháp thủ công. Nguyễn Văn Tiến (học lớp 12) sau nửa ngày phụ giúp gia đình làm bột hương. Chị Mai đã mang bầu hơn bảy tháng nhưng vẫn phải làm công việc đóng gói hương trong bụi dày đặc. Chị bảo: “Sau tết là mình sinh nở rồi, phải cố gắng để có chút ít tiền ăn tết và lo cho lần vượt cạn đầu tiên”.

Sài Gòn thân thương (2)

Image
Sài Gòn, thành phố hoa lệ, văn minh với những con người năng động và hiện đại. Nhưng đâu đó, vẫn tồi tại những hình ảnh đáng suy ngẫm - độc giả Hoàng Mạnh Tuấn tiếp tục chia sẻ bộ ảnh về một "góc khuất" của Sài Gòn tại quận 1. > Sài Gòn thân thương Hạnh phúc và bất hạnh. Ánh mắt buồn thẳm, cô quạnh. Cô độc Nét mặt hằn nỗi lo toan Phải làm sao đây? Hoàng Mạnh Tuấn – Vnexpress

Sài Gòn thân thương (1)

Image
"Tuy không sinh ra ở Sài Gòn nhưng tôi đã sống và làm việc tại đây hơn 10 năm qua. Từng con đường, ngõ ngách với tôi đều rất thân thuộc" - độc giả Trần Thái Hiển chia sẻ bộ ảnh chụp Sài Gòn với những khoảng thời gian nối tiếp, diễn tả nét đặc trưng của một thành phố trẻ. Cụ già chăm chú đọc báo vào buổi sáng Phút trầm tư bên ghế đá Tung tăng trên đường phố Khách du lịch dạo phố Sài Gòn Trên mọi nẻo đường mưu sinh Cơn mưa Sài Gòn bất chợt Trần Thái Hiển – Vnexpress

Sài Gòn xưa và nay

Image
Hơn 300 năm hình thành và phát triển, trải bao thăng trầm, nhiều kiến trúc của đất Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn xưa, nay là TP HCM vẫn giữ ít nhiều nét đẹp cũ. Có những vẻ đẹp mãi đi cùng năm tháng, có những đổi thay đến ngỡ ngàng, xa lạ. Thời gian vẫn âm thầm đổ bóng trên từng công trình, kiến trúc, từng con đường, hàng cây… của phố phường Sài Gòn. Từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông, những kiến trúc xưa của Sài Gòn đã làm nên vẻ đẹp độc đáo một thời, để lại dấu ấn đậm nét trong lòng bao người. Ngày nay, không ít công trình hiện đại vẫn mang màu sắc, bóng dáng, hơi thở đã từng làm nên cái hồn của Sài Gòn thuở ấy. Nhà thờ Đức Bà là nhà thờ cổ và đẹp của thành phố, với những thiết kế vô cùng độc đáo, tọa lạc ngay trung tâm quận 1. Tên chính thức Vương cung Thánh đường Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn, được xây dựng từ 1877 đến 1880 (ảnh trái). Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6 m. Đến năm 1958 thì tượng Đức Mẹ Hòa Bình bằng đá cẩm thạch trắng Carrara của I

Những vỉa hè đẹp nhất Sài Gòn

Image
Vỉa hè được lát bằng đá hoa cương, sạch sẽ, nhiều hoa và cây cảnh xung quanh tạo cảm giác thoải mái cho người đi bộ và khách nghỉ chân. Vỉa hè trên đường Bà Huyện Thanh Quan với hàng dừa kiểng che bóng mát kế bên trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai rất sạch đẹp, mát mẻ. Nhiều bạn thường ra đây để ngồi học bài. Đường Trương Định trên địa bàn quận 3 cũng được nhiều người chọn để đi bộ vì rộng và nhiều hoa cảnh, cây xanh. Để có được những vỉa hè xanh, sạch đẹp như thế các công nhân công viên cây xanh phải thường xuyên chăm sóc. Vỉa hè trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa được lát bằng đá hoa cương với rất nhiều hoa cảnh được đánh giá là vỉa hè đẹp và sang trọng nhất Sài Gòn. Đây còn là vỉa hè thân thiện với người khuyết tật vì có gờ hướng dẫn người khiếm thị di chuyển và lối lên xuống cho xe lăn. Vỉa hè trên đường Lý Tự Trọng mát rượi nhờ hàng me xanh rì hai bên đường và bóng tre vàng bên trong TAND TP HCM rũ xuống. Vỉa hè trên đường Pasteur (quận 1) bên cạnh Sở GTVT thàn

Học sinh vùng cao

Image
Hình ảnh những đứa trẻ vùng cao chân đất, đầu trần, áo quần lem luốc hiện ra trước mắt chúng tôi quá đỗi chân thật đến xót xa. Bọn trẻ đến trường đa phần chỉ "tay không, chân đất", không cặp sách, không vở viết, nhưng đứa nào cũng nụ cười long lanh... Học sinh trường tiểu học Phúc Sơn, xã Phúc Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đến trường với những bộ áo quần sờn nát, nhiều em còn không có dép để đi học nên sách mới, vở mới là cả một ước mơ Những gương mặt ngây thơ đã sớm choàng vẻ lam lũ khi cái đói, cái nghèo vẫn hiện diện mồn một ở vùng cao Yên Bái Đây đó vẫn có những em học sinh với nụ cười long lanh trong bộ trang phục truyền thống của người Thái đến trường Có cặp sách, có dù cầm tay che mưa che nắng nhưng vẻ lam lũ vẫn toát lên gương mặt cậu học sinh lớp 5 Những gương mặt rạng rỡ khi nhận được những tập vở mới, bút viết và bánh kẹo từ chương trình "Một triệu cuốn vở đến với vùng sâu, vùng xa" do Báo điện tử Dân trí phát động Rời Phúc S