Posts

Showing posts from November, 2010

Cuộc sống trên chợ nổi phá Tam Giang

Image
Chợ nổi chủ yếu mua bán tôm cá và các loại thủy sản. Mỗi sáng sớm, hàng trăm chiếc thuyền đánh cá tôm trên phá tập trung về đây họp chợ.   Chúng tôi tìm về chợ nổi trên vũng đầm Ngư Mỹ Thạnh, vùng rìa phá Tam Giang thuộc xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế. Ông Phan Cụ, ở thôn Ngư Mỹ Thạnh, người đã gần 60 năm làm nghề đánh cá trên phá Tam Giang, cho biết chợ này đã tồn tại hơn 50 năm, khi ông còn bé đã cùng bố mẹ đi đánh cá về họp tại chợ này mỗi sáng.   Theo như dân địa phương ở đây cho biết thì người mua hàng được gọi là “ruổi” với phương tiện hành nghề là chiếc cân xách và một chiếc ghe nhỏ, làm công việc thu mua sản phẩm; có người kiêm luôn việc cung cấp cho dân chài từ gạo, muối, rau... đến dầu đèn và các loại ngư cụ. Cá tôm từ những “ruổi” này được tập trung về các thương lái lớn hơn hoặc được chuyển đi những chợ vùng xa, miền núi và các tỉnh lân cận. Chợ nổi chủ yếu mua bán tôm cá và các loại thủy sản. Mỗi sáng sớm, hàng trăm chiếc thuyền đánh cá tôm

Chợ Co Xàu

Image
Gọi là Co Xàu để khẳng định rằng vùng đất này đã có chủ từ ngàn đời, người Tày Nùng đã định cư ở đây từ thuở khai thiên lập địa... Rực rỡ sắc màu chợ Co Xàu. Co Xàu là tên cũ của thị trấn Trùng Khánh (huyện Trùng Khánh, Cao Bằng), nơi nổi tiếng với khu chợ huyện to nhất, đẹp nhất vùng miền đông của tỉnh Cao Bằng. Người già bảo rằng, cái tên Co Xàu xuất phát từ chữ Cổ Lâu (ngôi nhà cổ) mà ra.   Chợ Co Xàu nằm dưới chân một quả núi tròn như chiếc bát úp có tên là Phja Phủ. Đến chợ Co Xàu ta sẽ gặp những ngôi nhà hình ống một gian, hai gian, kế tiếp nhau được làm bằng đá hộc kết dính nhờ vôi tôi trộn với đất đồi Kéo Lồm. Nhà nào cũng lắp những cánh cửa gỗ nghiến dày, trong nhà có những tấm phản chân mộc không chạm khắc đã lên nước thời gian đen bóng.   Chợ Co Xàu tuyệt nhiên không có kẻ cắp. Không có người ăn mày. Chỉ có người già cô đơn không nơi nương tựa. Những đứa trẻ mồ côi cơ nhỡ đi hát rong. Đi chợ Co Xàu, người ta không chỉ là mua bán mà còn để tâm tình, uống

Bản Đôn: Hòn đảo xanh giữa đại ngàn

Image
Giữa núi rừng bao la của Tây Nguyên lộng gió, có một ngôi làng được xem là hòn đảo nhỏ xinh xắn. Chuyện nghe có vẻ lạ, nhưng hãy đến và tận mắt khám phá nhiều điều thú vị ở nơi gọi là đảo này. Càng khám phá, du khách càng thấy bị cuốn hút Địa danh khá quen thuộc với những người yêu cái nắng, cái gió và mùa đông mỗi chiều của Tây Nguyên là Buôn Đôn (hay còn gọi là Bản Đôn) thuộc huyện Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk).   Bản Đôn cách thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 50km về hướng Tây-Bắc, sát biên giới với Campuchia và Lào. Bản Đôn có nghĩa tiếng Việt là “làng đảo”. Ngôi làng được dựng lên giữa dòng của con sông Sê-rê-pốk - được xem là nơi giao nhau của ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia. Con sông này dẫn đến 3 quốc gia này và là một dòng của sông mẹ Mê Công. Ngày trước, người Lào đã bị hấp dẫn khi xuôi dòng đến đây mua bán và cuối cùng ở lại với người Ê-đê bản địa, xây dựng nên ngôi làng này. Hiện nay, Bản Đôn đã trở thành “thương hiệu” của du lịch Tây Nguyên. Vào những ngày cuối mùa

101 lý do người Mỹ thích Hà Nội

Image
Hà Nội với một gia đình sinh ra tại New York và sống tại Việt Nam đã 9 năm, là những góc riêng kì lạ gợi nhớ tới rất nhiều hình ảnh quen thuộc của Boston, của New Orleans... Gia đình giáo sư Mark Rapoport Mark Rapoport, người New York, đã có 9 năm cùng vợ ngụ cư ở Hà Nội và hiện sở hữu một gallery giới thiệu và kinh doanh các sản phẩm truyền thống Việt Nam. Cửa hàng nằm trên con phố Hàng Bún của Hà Nội xưa. Mỗi năm, hai người con của Mark là Robert và Alison Rapoport đều sang Hà Nội thăm bố mẹ và du ngoạn khắp thành phố mà họ thống nhất với ông bà là “nơi lựa chọn số 1 để sống của cả gia đình”. Cuốn sách vừa ra mắt gần ngày Đại lễ, dày 63 trang của gia đình New York này đã viết: "101 lý do để chúng tôi thích sống ở Hà Nội - thành phố của sự lao động cần cù và tình yêu trẻ trung". Giáo sư Mark Rapoport đã đồng ý để Vietnamnet trích đăng 19 trong số 101 lý do khiến một gia đình New York 4 người như gia đình ông, yêu Hà Nội 1. Con người - thân thiện nhất, t

Ngọt ngào mùa vú sữa miền Tây

Image
Đồng bằng sông Cửu Long đang vào mùa vú sữa, nổi tiếng thương hiệu Lò Rèn ở Vĩnh Kim (Tiền Giang). Vườn cây trĩu quả thu hút khách tham quan. Trên bến dưới thuyền tấp nập người mua kẻ bán khiến làng quê như vào ngày hội. Vú sữa Lò Rèn "hột gà", thân tròn bóng bẩy căng mọng. Vỏ lại mỏng, màu xanh ngà, khi chín có màu phớt hồng, ruột to, vị ngọt đậm và phảng phất hương thơm của dòng nhựa trắng như sữa. Ngay từ sáng sớm, nông dân từ nhà vườn Vĩnh Kim và các xã lân cận như: Bàn Long, Long Hưng, Song Thuận, Mỹ Long… mang trái cây, vú sữa đến các chợ, vựa để bán. Đò cập bến chờ những sọt vú sữa mang từ trong nhà vườn vùng cây trái Vĩnh Kim. Những chuyến đò chở vú sữa nườm nượp mang ra chợ Vĩnh Kim giao thương. Cùng với vú sữa hột gà thì vú sữa trắng và vú sữa tím là ba loại được nhiều người thích thưởng thức. Những chàng trai, cô gái miệt vườn hồn nhiên đùa vui với vụ mùa bội thu. Trong các vườn, cây vú sữa nặng trĩu quả hấp dẫn khách tham quan và cả các n

Vương quốc của những cánh cò

Image
Thuộc thôn An Dương (xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương), Đảo Cò được nhiều người biết như một “vương quốc” của  những cánh cò. Tương truyền, vào đầu thế kỷ 17, qua 3 năm có đại hồng thủy liên tiếp, một lòng hồ đã hình thành ở An Dương. Từ lòng hồ nhô lên một hòn đảo có diện tích chừng 3.200m 2 . Đó là Đảo Cò ngày nay. “Đất lành chim đậu”, người dân nơi đây vẫn thường tự hào nói về quê mình như thế. Từ tình yêu với những cánh cò, nhiều hộ dân sống quanh hồ đã tự nguyện di dời, tạo thêm cho cò một khu vực cư trú ở phía đông của hồ, với diện tích gần 5.600m 2 . Về với Đảo Cò, du khách như lạc vào miền cổ tích. Ngắm những cánh cò trắng lượn rợp mặt hồ, lòng người lắng đọng, hoài niệm về một thuở ấu thơ với lời ru ầu ơ ngày nào của mẹ: “Con cò bay lả bay la. Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng”…   Đảo cò có 2 khu. Một khu là hòn đảo được “khai sinh” từ thế kỷ 17.... Và một khu vốn là đất ở của 7 hộ dân. Nay họ đã di dời để nhường nơi cư trú cho cò T