Posts

Showing posts from March, 2011

Mùa nho ở Phan Rang

Image
T rồng nho và chăm nho là việc vô cùng vất vả. Cây nho đỏng đảnh như cô gái khái tính và lại nhiều sâu bệnh. Cái nắng cháy da cháy thịt theo chân tôi suốt quãng đường từ Phan Rang đến với những vườn nho cách thành phố khoảng 5km. Bây giờ nho mới bắt đầu nhú quả xanh, những trái nho bé xíu xiu lẫn với màu xanh của lá. Giàn nho lúc lỉu quả đẹp mắt. Mấy cô nông dân đang tỉa trái trong vườn bảo tôi: “Một tháng nữa về đây, lúc nho đã chín thì tha hồ chụp ảnh. Đẹp lắm!” Nhưng cũng chẳng phải kiếm đâu xa vì cách đó vài ruộng, tôi lạc vào ruộng nho chín mọng, bạt ngàn quả và ngọt lịm. Tôi xin phép vào chụp ảnh trong vườn và xin mua vài chùm ăn chơi, nhưng chủ vườn không bán, bảo cứ chụp hay ăn tùy thích và nếu thích cứ ngắt nho về ăn. Lòng hiếu khách khiến tôi không khỏi bất ngờ. Chẳng biết từ khi nào mà cây nho trở thành cây nông nghiệp chính của toàn vùng Phan Rang. Bạt ngàn những cánh đồng nho trải khắp các cánh đồng. Theo chân người bán rượu nho, tôi vào xưởng làm rượu. Chắc mẩm sẽ được nh

Chuyến đi khó quên trên đèo Hòn Giao (Phần 4)

Image
H oàng hôn Nha Trang Đã hơn 12 giờ trưa, vậy là chúng tôi đã mất hơn hai tiếng để vượt qua chướng ngại vật trên đường. Bỏ lại sau lưng những tảng đá, chúng tôi tiếp tục lên đường, đường dốc và vẫn đẹp tuyệt vời với những khúc quanh cong vòng. Cảnh vật thiên nhiên vẫn tuyệt đẹp cho đến tận thành cồ Diên Khánh. Sau khi nhận phòng tại một khách sạn nhỏ trên đường Trần Phú, chúng tôi dạo một vòng quanh thành phố Nha Trang với những địa danh quen thuộc. Hôm nay hòang hôn không đẹp lắm, trời không trong, vậy mà khi mặt trời vừa lặn, Thekids đã bắt được những áng mây thật đẹp. < Gương cầu lõm trên đèo. < Cô gái trẻ cũng vừa vượt qua được chướng ngại vật, có vẻ rất hứng thú vì con dốc dài. < Khung cảnh hai bên đường với những lòai hoa dại vàng rực. < Những bụi hoa cỏ dịu dàng bên những phiến đá sù sì. < Cách Nha Trang 10km. Thành cổ Diên Khánh được công nhận là di tích quốc gia. 2 3 < Cuối cùng cũng đến Nha Trang... Chúng tôi đã trải qua một ngày tương đối dài với điểm nhấn l

Kẻ Báng

Image
T huở xa xưa, làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) nằm trên vùng đất cao bên bờ Tiêu Tương, xung quanh là rừng cây rậm rạp. Trong rừng có nhiều cây búng báng, do đó tên nôm của làng là Kẻ Báng, áp sang tên chữ là Dịch Bảng. Thời Bắc thuộc, làng thuộc bộ Vũ Ninh và có tên là hương (xã) Diên Uẩn, đến đời Đường, đổi là hương Cổ Pháp. Tên Đình Bảng được sử sách chép vào năm 1362, đời vua Trần Dụ Tông. Đến nay, nhiều địa danh ở rừng Báng còn mang dấu tích thời xa xưa. Ở cổng sông Ngò, trên có ba chữ lớn “Nam phong huân” (gió Nam tốt lành). Hai cột trụ ghi đôi câu đối: Hãn ngoại Tiêu Tương lai dẫn thủy Đình tiền Cổ Pháp đắc lâm sơn nghĩa là: Ngăn phía ngoài có sông Tiêu Tương dẫn nước Ngoảnh trước mặt có rừng Cổ Pháp đẹp thay. Chính nơi cảnh đẹp đã sinh ra Lý Thái Tổ, vị vua khai sáng vương triều Lý. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lý Công Uẩn sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (974), là con bà Phạm Thị, thủ hộ chùa Thiên Tâm trên núi Tiêu Sơn. Một đêm, bà vào rừng gặp người thần rồi có thai. Đế

Một vùng biển đảo Kiên Giang

Image
K iên Giang, một tỉnh nằm ở vị trí cực Nam của Tổ quốc, có tiềm năng phát triển kinh tế biển lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích vùng biển rộng tới hơn 63.000 km2 (gấp khoảng 10 lần diện tích tự nhiên trên đất liền), với 145 hòn đảo nổi trong đó có 43 đảo có dân cư sinh sống. Đảo lớn nhất là đảo Phú Quốc đã được Chính phủ phê duyệt quy hoạch trở thành trung tâm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tầm cỡ khu vực và thế giới. Thị xã Hà Tiên sẽ là thành phố văn hóa du lịch trong tương lai. Nguồn tài nguyên vô tận Kiên Giang là một tỉnh nằm ở tận cùng phía Tây Nam của Việt Nam, lại có những đặc thù riêng về con người, tiềm năng và có một đặc trưng văn hóa đậm nét Nam Bộ mà không phải nơi nào trong đồng bằng sông Cửu Long có được. Kiên Giang sở hữu một vùng biển rộng 63.290 km2 và có đường biên giới trên biển giáp Campuchia, Thái Lan và Malaysia . Vì thế đây là địa điểm lý tưởng để khai thác du lịch, đặc biệt là du lịch biển quốc tế. Bên cạnh đó, Kiên Giang còn có bờ biển dài hơn 200 km,

Phú Yên biển ngọc

Image
N ếu đã một lần đến vùng biển này, đắm mình trong làn nước trong xanh, hít thở những cơn gió biển hào sảng, rảo bước trên những bờ cát mượt mà, hẳn bạn sẽ có cùng ý nghĩ như tôi: biển Phú Yên quá đẹp! Xe chỉ vừa qua đèo Cả, ranh giới giữa Khánh Hòa và Phú Yên, trước mắt bạn là một vùng trời biển ngút ngàn. Ngay dưới chân đèo là bãi Đại Lãnh, nơi biển vòng tay ôm lấy bờ cát làm nên những đường cong uyển chuyển. Rồi làng chài xuất hiện với vô số thuyền chài neo đậu trong bến. Từ trên cao nhìn xuống, Phú Yên đẹp ngay từ cửa ngõ chào mời khách vừa đến thăm. Ngoài khơi xa là những hòn đảo nhỏ nhấp nhô như thể chúng đến từ những cuộc phiêu bạt muôn phương rồi dừng lại mãi mãi ở vùng biển tuyệt vời này. Bạn tha hồ tưởng tượng hình dáng những hòn đảo nhỏ này: có đảo trông như chú mèo đang chuẩn bị vồ mồi, đảo khác tựa chú cá heo đang bươn bả bơi về phía bắc hoặc như chú rùa đang rúc đầu vào mai trong giấc ngủ... Xe xuống chân đèo Cả, nếu là người yêu biển bạn sẽ không vội đi theo quốc lộ 1 vào

Chùa Phổ Minh – một di tích lịch sử văn hóa

Image
C hùa Phổ Minh hay còn gọi là chùa Tháp, thuộc thôn Tức Mặc, xã Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Chùa được xây dựng dưới triều Trần, niên hiệu Thiệu Long thứ 5 (1262), ở về phía tây cung điện Trùng Quang, nơi các Thái thượng hoàng nhà Trần sau khi nhường ngôi cho con về ở. Chùa có quy mô bề thế, là nơi tụng niệm của quan lại, quý tộc cao cấp nhà Trần. Do vậy mà chùa được coi là đại danh lam của nước Đại Việt ta. Đây là nơi tu hành của Đức quân vương Trần Nhân Tông (vua thứ 3 triều Trần, 1279-1293) cùng với sư Pháp Loa và Huyền Quang. Trần Nhân Tông đã sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm Đầu Đà, một dòng Phật giáo Việt Nam (thế kỷ 13-14), và ông được xem là “Đệ nhất Tổ”. Sau khi Kim Phật Trần Nhân Tông viên tịch, vua nối ngôi là Trần Anh Tông đã sai làm cỗ kiệu bát cống bằng đá, đặt bảy trong hai mươi mốt viên Xá Lợi của vua cha và xây tòa tháp lên trên. Toàn bộ phong cảnh chùa bao gồm: Tam quan, hai hồ sen, hai nhà bia cân đối cùng các cây cổ thụ có trên 400 năm tuổi, càng tôn thêm vẻ đẹp củ

Viện Hải dương học Nha Trang

Image
V iện Hải dương học Nha Trang (thành phố Nha trang, tỉnh Khánh Hòa) được coi là từ điển của hệ sinh thái biển. Đến đây du khách vừa được chiêm ngưỡng hình ảnh sống động, phong phú, vừa được tìm hiểu các loài sinh vật của đại dương và các mô hình sinh thái biển. Viện được thành lâp năm 1923 do người Pháp trực tiếp quản lý, điều hành cho tới năm 1952. Hiện nay, Viện nằm trong hệ thống các viện nghiên cứu chuyên ngành của Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia Việt Nam. Quy mô ban đầu của Viện rộng 20ha, nằm ở bờ gần vùng biển sâu, nơi gặp gỡ hai dòng hải lưu nóng-lạnh, có nhiều tầng lớp từ mặt nước đến cực sâu, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sinh vật biển định cư, sinh sống. Viện Hải dương học có 20 phòng ban chức năng và phân chia làm nhiều khu trưng bày. Để hiểu khái quát về biển Việt Nam, du khách có thể xem sa bàn “Địa hình thềm lục địa Việt Nam”. Sa bàn như một cẩm nang cho du khách hình dung về độ sâu của đáy biển, giới thiệu sự đa dạng sinh học, nguồn lợi từ biển

Mùa Xuân thăm Văn miếu Mao Điền

Image
N ằm cách thành phố Hải Dương không xa, khoảng 15km về phía Tây, Văn miếu Mao Điền được biết đến là một công trình kiến trúc cổ kính, có lịch sử mấy trăm năm, thờ Khổng Tử và tôn vinh các bậc Đại khoa nho học tiêu biểu cho truyền thống văn hiến của trấn Hải Dương xưa.  Trong số ít các Văn miếu đến nay còn tồn tại ở Việt Nam, khu di tích lịch sử cấp quốc gia này có qui mô lớn thứ hai, chỉ sau Văn miếu Quốc Tử Giám tại Hà Nội. Nơi tôn vinh truyền thống hiếu học của dân tộc Những ngày đầu Xuân, rất nhiều du khách tìm đến Văn miếu Mao Điền, để thăm thú, chiêm ngưỡng một công trình văn hoá tiêu biểu của đất nước và dâng hương tưởng nhớ các bậc danh nhân, hiền tài của nước Nam. < Tam quan Văn miếu Mao Điền. Nhìn từ xa, Văn miếu Mao Điền trông như một toà thành lớn, nổi bật giữa màu xanh của những ruộng lúa Xuân mới cấy. Qua cổng Tam quan đồ sộ là khoảng sân rộng dẫn lên cây cầu đá cong cong duyên dáng. Bên hồ nước xanh, cây gạo cổ thụ có tuổi đời hơn 200 năm vẫn đang trổ lộc non trong tiế

Tản mạn nơi cực Bắc Tổ quốc

Image
T uy chưa đến được Lũng Cú- Nơi đặt cột cờ đánh dấu điểm cực Bắc của Tổ quốc, song tôi đã có trên 3 ngày rong ruổi cùng với những dốc cao, những khúc ngoặt thót tim, xuôi ngược sông Gâm hùng vĩ, đặc biệt là được "3 cùng" ngay tại bản đồng bào Tày, Mông v.v… Hà Giang đối với tôi có quá nhiều cảm xúc. Đêm ở bản Khén Trong đoàn nhà báo theo học lớp đào tạo báo chí nâng cao do dự án SIDA (Thụy Điển) hỗ trợ, tôi và anh Trung Chính- Phó tổng biên tập báo Lao động- xã hội được cử đi thực tế tại bản Khén, Lạc Nông, Bắc Mê, Hà Giang. Chuyện "3 cùng" vốn không xa lạ gì đối với một nhà báo Tây Nguyên. Tuy vậy, tôi vẫn thấy hơi lạnh gáy khi nhận nhiệm vụ này. Phần vì ngại phong tục tập quán, phần vì bị dọa dẫm bởi những con đường cong và dốc như những dấu "vô cùng" được đặt cheo leo trên sườn núi. Qua một ngày vật lộn với những cung đường như thế, cuối cùng chúng tôi cũng đến được cái bản người Tày có tên là Khén. Mới 5 giờ chiều mà cả bản đã ngập trong khối sương đặc

Chuyến đi khó quên trên đèo Hòn Giao (Phần 3)

Image
V ượt qua thử thách Trên đường đi, chúng tôi gặp rất nhiều người quay lại và liên tục cảnh báo chúng tôi, ở dưới kia có lở núi tắc đường, cũng lo lắng là kế hoạch bị vỡ, nhưng chúng tôi cũng cứ phải đến xem sự thể ra sao. Mà cảnh đang đẹp như vậy làm sao mà quay về cho được, thế là 3 anh em cứ tiếp tục hành trình của mình. Chúng tôi vẫn tiếp tục đi trên con đường tuyệt đẹp với phong cảnh hai bên đường càng ngày càng hoang sơ. Qua một hẻm núi, bất ngờ con đường bị chặn lại bằng những tảng đá lớn, đá từ trên triền núi đổ ập xuống ngổn ngang, có lẽ do cơn mưa đêm qua làm cho lớp đất đá thêm nặng và rơi xuống. Lúc này chúng tôi còn cách Nha Trang khoảng 70km. "Đèo Hòn Giao nhiều lần bị sạt lở nghiêm trọng do mưa bão, thậm chí vào tháng 11.2010: hàng chục xe ô tô cùng khoảng 100 người bị kẹt giữa đèo Hòn Giao (thuộc địa bàn xã Khánh Lê, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) phải chịu đói rét đến 3 ngày sau mới được cứu thoát an toàn." < Mọi người dừng hẳn lại, ngao ngán. Lúc này nhóm b