Posts

Showing posts from February, 2011

Người Tây Nguyên ăn Tết

Image
C ác tộc người Tây Nguyên bản địa không ăn tết Nguyên đán như người Kinh. Hệ thống lễ tết của người Tây Nguyên theo quy luật của văn minh nương rẫy để phù hợp với đời sống của con người và cả tự nhiên của vùng này. Hệ thống lễ tết của người Tây Nguyên phụ thuộc vào vòng quay của đời cây, đặc biệt là cây lúa rẫy. Nó cũng phụ thuộc vào mùa nữa. Người Tây Nguyên không có bốn mùa xuân - hạ - thu - đông như người Kinh, mà chỉ có hai mùa mưa và nắng. Lễ tết không thể vào mùa mưa, cũng như thế không thể vào mùa làm rẫy. Nó chỉ có thể là vào khi thu hoạch rẫy, thường là vào khoảng tháng 3 tháng 4 dương lịch, tức là sau tết Nguyên đán của người Kinh chừng một tháng. Vạn vật rừng xuân. Đây đang là mùa khô, mùa có những tháng đẹp nhất trong năm. Trời cao và xanh lồng lộng. Gió miệt mài thổi, và lạnh se se. Mùa mưa ở Tây Nguyên là mùa nóng, còn mùa khô là mùa lạnh. Hãy hình dung đi, nắng vàng và lạnh se. Dã quỳ bắt đầu nở, tiệp với màu vàng của nắng, của đất đỏ, của gió, và cả những đôi mắt ngơ n

Uống rượu cây giữa đại ngàn

Image
Đ ến Tây Nguyên, ước ao của du khách là được đắm mình trong ngất ngây của men rượu cần với tiếng cồng chiêng rạo rực. Nhưng còn một thú vui khác ít người được nếm trải - ấy là thú uống rượu cây… Giữa đại ngàn hùng vĩ, lâng lâng trong cơn say bởi thứ rượu độc đáo này, bạn sẽ thấy mình được gột rửa khỏi bụi bặm của văn minh kim khí, lùi xa khỏi cuộc đời náo động những tính toán, bon chen… Cây rượu - “đặc ân” của đại ngàn A Sang đi trước tôi một quãng ngắn. Con dao sắc như nước thỉnh thoảng lại lóe lên rứt phăng một cành cây chìa ra ngáng đường. Chiếc gùi nhỏ trên vai anh lèn chặt những gạo nếp và thức nhắm - trong đó có một thứ tôi đang nóng lòng được nếm - ấy là "nu'', một giống sâu đục thân sống trong ruột cây xà nu chỉ có ở xứ sở này… Chợt nhớ mình đang trong tháng Ning nơng… Người Tây Nguyên sau một năm làm lụng vất vả, trước mùa rẫy mới bao giờ cũng dành một khoảng thời gian để Ning nơng. Trừ người già và trẻ nhỏ, ai còn sức leo núi là vào rừng. Họ săn bắt những con thú

Mê hoặc núi rừng miền tây Quảng Nam

Image
T ừ đỉnh Ngọc Linh kéo ra phía Bắc gặp những cánh rừng A Roàng, A Lưới (Thừa Thiên Huế), núi rừng miền tây Quảng Nam còn lưu giữ cả những bí ẩn của một vùng văn hóa đa dạng của các tộc người đã bao đời sinh sống nơi đây. < Sương sớm bản làng. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Bổn từng nhận xét như vậy trong một công trình về văn học dân gian xứ Quảng. Chính vì thế, khám phá văn hóa, không gian, văn học dân gian… vùng cao không chỉ là cuộc khám phá tri thức, khám phá tình cảm mà còn sẽ giúp chúng ta quay về với cội nguồn, với bầu sữa mẹ quê hương. Nhưng cội nguồn, bầu sữa mẹ quê hương ấy ngày một thay đổi. Dưới bóng rừng già, bao đời nay các dân tộc ít người ở Quảng Nam dựng bản làng, làm rẫy, làm nhà, sống hòa hợp với thiên nhiên. Không gian đặc trưng của vùng cao phải nhắc ngay đến rừng - bởi đó là tất cả cuộc sống của đồng bào. Có nhà nghiên cứu quả quyết: Không có rừng, họ sẽ khó tồn tại! Những khuôn hình mà Báo Quảng Nam ghi nhận trên các chặng đường khác nhau khi đến với vùng cao mở ra

Tắm sóng ở gành đá Bình Châu

Image
K hông kỳ vĩ như gành đá Đĩa, gành đá trên bãi biển Bình Châu được thiên nhiên ban tặng nét đẹp rất riêng khiến bao du khách say mê. Xuôi theo con đường từ Bà Rịa về Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu), nơi có suối nước nóng và chợ hải sản nổi tiếng tươi ngon, du khách sẽ bắt gặp những bãi biển trong xanh, cát trắng trải dài ngút ngàn như một bức tranh sơn thủy hoang sơ, khiến tâm hồn con người chợt lắng đọng, hòa tan trong biển nước bao la ấy. Cũng trên cung đường này, trước khi đến địa phận Bình Châu khoảng 5km, du khách không khỏi sững sờ trước vẻ đẹp nên thơ, hùng vĩ của một gành đá trên bãi biển. Nếu gành đá Đĩa ở Phú Yên là một khối đá có hình dáng như chồng đĩa trong các lò sứ thì gành đá ở Bình Châu là chuỗi liên hoàn của các hòn đá lớn nhỏ khác nhau nằm co cụm lại thành nhóm. Những tảng đá nổi bật trên nền cát trắng trải dài. Biển xanh trong vắt, những đồi cát nhấp nhô trên bờ, cụm dương xanh mát ở một góc bãi biển, rồi từng đợt sóng mạnh đập vào đá, nước tung cao hơn 10m đã mang đế

Thiên đường Vinpearl Land Nha Trang

Image
Đ ặt chân tới thành phố Nha Trang, chúng tôi như choáng ngợp giữa khung cảnh thiên rừng và biển cảm giác mệt mỏi sau một chuyến bay dường như tan biến khi được hít thở cái không khí của thành phố biển đẹp nhất miền Trung này… "Thiên đường Vinpear Land” chúng tôi chọn nằm khuất giữa vịnh biển hẻo lánh. Ngồi trên Ca nô - là một trong hai phương tiện riêng được dùng để đến vớiVinpearl Land - làm cho du khách có cảm giác thoát ra khỏi cuộc sống đời thường. Khu resort này tọa lạc trên đảo Hòn Tre, ngay trên vịnh Nha Trang, ở đây chúng tôi vừa có thế nghỉ ngơi trong không gian tĩnh lặng và hít thở khí biển trong lành của vịnh Nha Trang - một trong 30 vịnh biển đẹp nhất thế giới, vừa có thể vui chơi thoải mái tại một khu vui chơi giải trí hiện đại, tất cả đều được bố trí hợp lý tại hòn đảo tuyệt đẹp này. Resort này được xây dựng với khu bảo tồn tự nhiên bao quanh. Chúng tôi không thể tin được đây sẽ là “nhà” của mình trong mười ngày tới. Nhân viên resort trong những bộ đồng phục áo dài m

"Chinh phượt” FansiPan

Image
ĐGD : Cái "khoái" và hả hê khi chinh phục được đỉnh FansiPan - nơi cao nhất Đông Dương thì khỏi phải bàn nhưng bạn có hình dung ra những cái "khổ" trong cuộc hành trình gian nan vất vả này không? Mời các bạn xem qua tường thuật của bác Nguyên Thủy về cái sự "hổng sướng" trên bước đường lên Fan. Nguyên Thủy: Tôi vẫn từng ấp ủ về một lần chinh phục nóc nhà Đông Dương – FanxiPan. Tối ngày 25/3/2008 chúng tôi lên tàu. Sapa – Lào Cai thẳng tiến. FansiPan mời chào. Đoàn gồm 9 người. Theo kế hoạch chúng tôi sẽ chinh phục nóc nhà Đông Dương trong vòng 4 ngày với 3 đêm ngủ rừng. FansiPan hoành tráng và hùng vĩ như tôi mong đợi. Nhưng vẫn còn nhiều góc tối mà mỗi lần tôi chứng kiến là một lần xót xa. “Thiên đường”: Sống cùng vắt. Ngủ rừng. Uống nước suối. Không tắm rửa. Leo những vách đá dựng đứng … Đó là những thử thách mà bất cứ ai muốn chinh phục PhanxiPan cũng phải vượt qua. Vắt rừng Xuất phát từ Hà Nội tối ngày 25, sáng 26 cả đoàn tới nơi. Mọi người nghỉ ngơi,

Những phiên chợ "đặc biệt" của người Việt

Image
K hông chỉ để trao đổi hàng hoá, nhiều phiên chợ ở Việt Nam còn là nơi giao duyên, hẹn hò, mơi mua may bán rủi, chẳng hạn như chợ tình ở Tây Bắc, chợ âm dương ở Bắc Ninh... Chợ tình phía Bắc Người đến chợ không chỉ để trao đổi hàng hoá và tìm kiếm những sản phẩm thiết yếu của mình, mà còn gặp gỡ, trao đổi thông tin và tình cảm. Nhắc đến chợ tình thì người ta nghĩ ngay tới các phiên chợ của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc. Chợ phiên Bắc Hà được coi là một trong 10 phiên chợ hấp dẫn nhất Đông Nam Á cũng vì đặc điểm độc đáo này. Chợ Bắc Hà chỉ họp mỗi tuần một phiên vào ngày chủ nhật. Nó không chỉ đơn thuần là nơi mua và bán mà còn là nơi giao lưu văn hóa giữa các dân tộc anh em trong vùng Tây Bắc. Chợ Bắc Hà được chia ra các khu nhỏ mang tính chất đặc trưng như chợ thổ cẩm, chợ ẩm thực, chợ ngựa, chợ gia cầm, chợ thực phẩm, chợ chim, chợ rèn đúc... Mỗi khu đều phong phú, đa dạng và mang màu sắc dân tộc địa phương. Nhưng điều làm nên vẻ hấp dẫn của phiên chợ Bắc Hà là sau mỗi tuần

Du lịch sinh thái ở Pù Luông

Image
K hu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông cách TP Thanh Hoá khoảng 130 km về phía Tây Bắc, nằm trên địa bàn hai huyện là Quan Hoá và Bá Thước - được thành lập năm 1999 và là một phần trong vùng cảnh quan Cúc Phương-Pù Luông, đặc trưng bởi diện tích kéo dài của vùng đá vôi, bao gồm cả vùng rừng đất thấp còn lại của núi rừng phía Bắc Việt Nam được đánh giá có tầm quan trọng toàn cầu về đa dạng sinh học. Pù Luông là một địa danh còn nhiều bí ẩn, hoang sơ đối với du khách trong và ngoài nước. Khu Bảo tồn đặc sắc nhờ vẻ đẹp tự nhiên, và nét văn hóa truyền thống của những cộng đồng dân cư sống cận kề. Ngày nay nhờ những chương trình phát triển, Pù-Luông đang như một nàng tiên được đánh thức, trở thành điểm thu hút khách du lịch. Đó là cảm nhận của chúng tôi khi đến với những bản làng xinh đẹp vùng cao, ẩn mình bên những khu rừng thuộc Khu bảo tồn nhiên nhiên Pù Luông trong chuyến khai trương mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng. Khu bảo tồn là nơi quản lý nghiêm ngặt khoảng 17 ngàn héc ta (v

Động Phong Nha kêu cứu

Image
D òng suối Trà Ang bị chặn dòng khiến động Phong Nha thuộc di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình) bị bồi lấp. Thảm thực vật trong khu vực bị tàn sát, các loài động vật trên cạn và thuỷ sinh bị tàn phá môi trường sống nghiêm trọng. < Suối Trà Ang bị biến dạng. Danh suối bị chặn dòng Suối Trà Ang chảy song song với con đường 20, uốn lượn dưới những rặng núi đá vôi, sau đó chảy ngầm vào động Phong Nha, nó là nguồn cung cấp nước chủ yếu để tạo ra hang động nước nổi tiếng thế giới mà UNESCO công nhận. Nhưng suối Trà Ang hiền hoà, đẹp mê hồn dưới tán rừng săng lẻ, rừng táu với thảm thực vật đang dạng sinh học đang bị bức tử dưới hạ lưu cầu Con Sếu. Một công trình thu nhỏ các quá khứ lịch sử đang được xây ở đây. Tại hiện trường, một công ty tư nhận ở Quảng Bình đang thi công, đào bới tan hoang dòng suối Trà Ang. < Thảm thực vật ven suối bị ảnh hưởng nặng. Công ty xây dựng đổ vào đó hơn 7.000m3 đất đá nhằm chặn dòng chảy, xây đập, khiến suối Trà Ang từ màu xanh trong