Phiên chợ tất niên độc đáo xứ Đoài

Cách trung tâm Hà Nội chừng 30km, có một phiên chợ quê độc đáo còn lưu giữ những nét đặc sắc của chợ phiên đồng bằng Bắc Bộ. Đó là chợ Nủa thuộc xã Bình Phú, huyện Thạch Thất.


Trong chuyến đi xứ Đoài những ngày cuối năm, tình cờ chúng tôi đã được tham dự vào chợ Nủa phiên tất niên (27 tết). Và ghi lại một số hình ảnh về một chợ phiên với những nét văn hóa đất văn hóa của cư dân đồng bằng Bắc Bộ.


Không có bất kỳ tấm bảng biển nào gắn ở cổng chợ, chợ Nủa họp trên một bãi đất trống, cây cối um tùm. Trước đây xung quanh là đồng ruộng, hiện xung quanh chợ là khu vực đất giãn dân.

ImageView
Hàng bán tranh, lịch và hoa lụa

Chợ Nủa từ xưa tới nay vẫn chỉ họp vào các ngày 2, 7, 12, 17, 22, 27 âm lịch hàng tháng. Đây là nơi giao lưu, buôn bán của bà con nông dân ở các xã ở xung quanh như Thạch Xá, Chàng Sơn, Canh Nậu, Dị Nậu, Cần Kiệm, Vĩnh Lộc, Hữu Bằng, Phú Ổ... Đặc biệt, hai phiên chợ cuối cùng của năm (22 và 27 tháng Chạp) thường là nơi hội tụ phong phú nhất các sản vật quanh vùng, cũng là hai phiên đông vui và được nhiều người chờ đợi nhất.


Theo các cụ cao niên kể lại, xưa kia hai phiên chợ cuối năm này còn có “quy định”: “Gái hăm hai, trai hăm bảy” (tức: Con gái thì đi phiên 22, con trai đi phiên 27).


Ngày nay, câu nói ấy vẫn nhiều người biết, nhưng phiên chợ nào cũng tập nập đủ mọi tầng lớp. Có nhiều người đến để bán - mua, nhưng cũng có những người đi chơi chợ cho thỏa nỗi nhớ, còn đám trẻ con thì thích theo bà theo mẹ đi để được ăn quà. Cũng có người cả năm đi làm ăn xa, thu xếp về kịp phiên chợ tết như để thực hiện một chuyến “du lịch cho tâm hồn”…


ImageView_005
Bác thợ đánh chìa khóa thích… chơi chữ
ImageView_003
Năm nay, bưởi là một trong những phẩm vật cúng đắt đỏ nhất ở phiên chợ. Người đàn ông này vừa rút 70.000 đồng để mua hai trái bưởi vàng rực…


Khi sương còn trĩu nặng, cụ ông này đã chọn được cành đào về chơi tết

ImageView_004
Những đồ dùng phục vụ đời sống của người nông dân như cày, bừa, cuốc xẻng, rổ rá, nong nia… cũng rất phong phú

 

Bài, ảnh: HOÀNG THU PHỐ

Comments

Post a Comment

Popular posts from this blog

Cẩm nang du lich Sapa

Lễ hội đèn Trung thu lớn nhất VN

Ba cây cầu dây văng bắc qua sông Mêkong