Nghệ thuật múa rối Việt Nam

Cảnh đẹp Việt Nam, nghệ thuật múa rối

Trước ngày được trở thành một loại hình nghệ thuật sân khấu , nghệ thuật rối dân tộc nằm trong các phường hội dân gian rải rác nơi thôn xóm, hoạt động tuỳ thuộc vào lòng say mê và sự đóng góp công sức, tiền của nghệ nhân và trong sự đùm bọc của bà con làng xã. Mỗi phường hội đều giữ bí truyền nghệ thuật của mình theo kiểu cha truyền con nối và lời thề nguyền. Phong trào rối vì thế phát triển không rộng cả về cơ sở và nghệ thuật, thậm chí nhiều trò hay, máy lạ đã thất truyền khi nghệ nhân xuống mồ ; nhiều sáng tạo nghệ thuật chỉ tồn tại trong từng vùng, vào từng thời gian. Rối nước chủ yếu ở đồng bằng và trung du miền Bắc ; rối dây khoanh trong một số huyện tỉnh biên giới Cao Bằng ; rối bóng chỉ thấy xuất hiện ở Kiên Giang, quân rối Tây Nguyên chưa thoát lý xa lễ "bỏ mả" ; rối tay quẩn quanh trong các chùa vùng Nam Định, Hà Nam, Thái Bình ...

Nhân dân Việt Nam từ xa xưa đã biết sử dụng nghệ thuật rối trong các dạng :

1. Rối đồ chơi :

Cảnh đẹp Việt Nam, nghệ thuật múa rối

Múa rối nước

Có thể nói, nghệ thuật rối là sự phát triển của nghệ thuật tạo hình tín ngưỡng cổ sơ, của đồ chơi, trò chơi trẻ em. Các hình người, hình vật chuyển động không ngừng trong đèn cù, đèn xẻ rãnh gợi ta liên tưởng tới môn rối bóng. Quân rối dẹt rất gần với các đồ chơi gà chọi, xẻ gỗ, đánh gổ ... mà các bậc cha mẹ mua về cho con chơi. Hai con nộm "ông tướng" múa may đánh nhau lơ lửng trên một cần tre khi có gió cho ta khái niệm bước đầu của rối dây. Các trò múa lân, múa rồng, múa ông địa, múa mặt nạ, ... thường được tái hiện trên sân khấu rối. Nghệ thuật làm đồ chơi trẻ em đã không ngừng phát triển và ngày càng đa dạng và phong phú. Nhiều đồ chơi trẻ em đã trở thành những tiết mục hấp dẫn của sân khấu rối cạn, rối nước như đánh đu, leo cây, lộn thang ...

Cảnh đẹp Việt Nam, nghệ thuật múa rối

Múa rối cạn “Vũ khúc Tây Nguyên” với nguyên vật liệu bằng tre.

2. Rối diều, rối gió :

Cảnh đẹp Việt Nam, nghệ thuật múa rối

Diều là một nhân tố văn hoá, nhất là ở vùng Đông Nam á. ở Việt Nam, hàng năm có gió mùa, chơi diều đã trở thành sinh hoạt dân gian truyền thống lâu đời. Thi thả diều là một trò hấp dẫn trong hội làng nhiều nơi xưa nay. Tiếng sáo diều mùa hè vang vọng trong không trung đêm đêm như xua đi cái oi nóng ban ngày, đưa con người vào giấc ngủ thân quen như tiếng võng, lời ru. Diều còn mang nhiều hình dáng đẹp của các con vật như diều rết, diều rồng, diều bướm, diều phượng, diều công, diều đại bàng cắp nàng công chúa , ... Do cơ cấu tạo hình, mầu sắc trang trí và nhờ sức gió làm chuyển động con diều uốn éo thân mình, bay lượn linh hoạt trên không trung nom sống động như quân rối trong tay nghệ nhân vậy. Ngày nay, Câu lạc bộ Diều Huế đang đầu tư tài năng, trí tuệ nâng thú chơi diều tự phát lên thành nghệ thuật tự giác trong nền văn hoá dân tộc truyền thống.

Cùng sử dụng gió tạo lực chuyển động như ở rối diều, quân rối gió được tạo bằng gỗ. Kiểu rối máy : các bộ phận cử động của rối để làm trò được chế tạo sao cho gió tác động vào làm chuyển động như tay gõ mõ, tay lắc chuông, tay kéo đàn, tay vỗ trống, đầu lắc lư qua lại, ... Do đó, rối gió thường được coi như vật trang trí chơi trên cổng, trong vườn của nghệ nhân như ở Liên Xô (cũ). ở nước ta, đồ chơi hai con nộm ông tướng đáng võ nhờ gió thổi vào một tán giấy cũng thuộc loại này.

3. Rối pháo.

Thường quen gọi là cây pháo trò, một sự kết hợp tài tình của kỹ thuật pháp và nghệ thuật rối. Đây là cây pháo bông (hoa), có sắp đặt nhiều loại pháo nổ và pháo sáng mùa xen kẽ, chia thành nhiều tầng, mỗi tầng khuôn thành khung cỡ 40cm x 40cm. Quanh khung là pháo, giữa là trò rồi máy cử động nhờ sức pháo đẩy hay các dây, que kéo giật từ xa. Nghệ nhân rối lợi dụng ánh sáng lung linh của pháo sáng và âm thanh rộn rã của pháo nổ, cho các quân rối trong tầng trò hoạt động như tầng thi đấu vật, tầng chọi gà, tầng xaylúa - giã gạo, tầng sư gõ mõ - vãi tụng kinh, tầng Gia Cát cầu phong - Chu Du phóng hoả, tầng cá chép hoá rồng, tầng hoành phi - câu đối...

Cây pháo trò như một tờ tranh liên hoàn lần lượt trải ra trước mắt người xem trong tiếng nổ thôi thúc đại náo và ánh sáng huyền ảo của pháo thường là một mong đợi háo hức trong hội làng.

Bài: thanglongwaterpuppet.org

Ảnh: Internet

Comments

Post a Comment

Popular posts from this blog

Cẩm nang du lich Sapa

Lễ hội đèn Trung thu lớn nhất VN

Ba cây cầu dây văng bắc qua sông Mêkong